Những tên trộm Nước Trời Những vị bảo trợ em trên trời và những vị em quý mến là những vị đã đánh cắp Nước Trời như các Thánh Anh Hài hay người Trộm lành chẳng hạn. Các vị đại thánh đã kiếm được Nước Trời nhờ hành động. Còn em, em muốn bắt chước những người kẻ trộm, muốn được Nước Trời nhờ mưu mẹo, đó là mưu mẹo Tình Yêu! Chính “Tình Yêu” sẽ dẫn đường cho em và cho những tội nhân đáng thương vào Nước Trời. Chúa Thánh Linh phấn khích em vì Ngài đã nói trong sách Châm Ngôn: “Ồ, hỡi những kẻ bé nhỏ nhất, hãy đến học với Ta tính xảo diệu tinh tế”33. Chỗ ở của các trẻ nhỏ Tôi nói với Chị về việc các thánh hành xác, Chị trả lời: “Thầy Chí Thánh thật chu đáo khi Ngài báo trước là ‘có nhiều chỗ ở trong nhà Cha Ngài’ 34 nếu không vậy thì Ngài sẽ bảo chúng ta”. “Phải, nếu mọi tâm hồn được gọi nên bậc hoàn mỹ, mà muốn vào Nước Trời đều phải hành xác, thì Ngài đã nói điều đó cho chúng ta trước và lúc đó chúng ta hãy quảng đại tuân theo”. Nhưng Ngài đã báo ‘có nhiều chỗ ở trong Nhà Cha Ngài’. Nếu có chỗ cho những tâm hồn quả cảm như các thánh tu rừng xưa và các vị tử đạo bằng việc chay tịnh đền tội, thì cũng có chỗ cho các trẻ em bé nhỏ. Đó là chỗ của chúng ta, nếu chúng ta yêu Chúa Giêsu nhiều! Yêu Ngài cùng với yêu Chúa Cha và Thần Linh Thánh Ái”. Như ta thấy, Chị Têrêsa là một tâm hồn hết sức đơn sơ, biết thánh hoá mình bằng những cách thức thông thường. Do đó ta hiểu việc được những ơn lạ trong đời sống Chị là một việc trái nghịch với điều Chị gọi là thánh ý Chúa trên Chị. Đời chị phải làm mẫu mực cho những tâm hồn bé nhỏ.
Trẻ nhỏ không tự đày đoạ mình Tôi bảo Chị: - Chị làm gì nếu Chị có thể khởi sự lại từ đầu đời tu trì? - Chắc em sẽ làm như em đã làm. - Chị không cảm thấy tâm tình sau đây của một vị ẩn sĩ hay sao: Ngài quả quyết rằng: “Ngay khi sống lâu năm lâu tháng trong chay tịnh đền tội, thì lúc chỉ còn một khắc, một hơi thở để sống, tôi cũng vốn sợ phải đoạ đày?”. - Không, em không thấy sợ như thế, em quá bé nhỏ để phải đoạ đày! Các trẻ nhỏ không bị đoạ đày đâu! Chui dưới bụng ngựa Chán nản, lòng nặng trĩu một chiến đấu như không vượt nổi, tôi tìm gặp Chị: - Lần này thật là bất lực, em không thể vượt lên được nữa! - Điều đó không có chi lạ cả. Chúng ta quá bé nhỏ để vượt lên trên những khó khăn, chúng ta phải đi qua ở dưới. Rồi Chị gợi lại một câu chuyện khi chúng tôi còn thơ ấu: Ngày ở Alençon, một hôm chị em chúng tôi cùng sang nhà láng giềng chơi, có con ngựa chắn ngay lối vào vườn. Trong khi các người lới tìm lối khác để đi, thì chị bạn chúng tôi thấy không có gì dễ bằng chui dưới bụng ngựa!35 Chị qua trước rồi đưa tay kéo tôi, tôi kéo theo Têrêsa luôn! Không phải khom lưng uốn cái thân nhỏ bé xuống mấy, thế mà chúng tôi cũng được như ý. Chị kết luận: “Được vậy vì chúng ta là trẻ nhỏ. Với trẻ em thì không có gì là chướng ngại cả, chúng len lỏi qua khắp nơi. Những tâm hồn vĩ đại có thể vượt trên những công việc, có thể xoay chuyển khó khăn, hay nhờ lý luận hoặc có đức tính mà lướt thắng tất cả, nhưng chúng ta là những kẻ bé nhỏ, chúng ta phải thận trọng để không bao giờ làm như vậy hết. Chúng ta hãy chui qua”. “Chui qua” các công việc là không xét lại sự việc cách quá tỉ mỉ, không lý luận36.
Hướng dẫn - chủ ý Trong thời gian mắc bệnh, Chị chịu những phương dược gây thật nhiều khó chịu và những cách điều trị thực là cực nhọc, nhưng Chị đã đón nhận với lòng kiên nhẫn vô biên. Tuy biết chắc điều trị cũng vô ích nhưng chị không hề ta thán phải nhọc mệt vì chạy chữa như vậy. Chị thổ lộ với tôi là đã dâng lên Chúa mọi việc săn sóc vô ích đó để cầu cho một vị thừa sai. Vị này thiếu thời giờ, thiếu phương tiện để săn sóc bản thân, Chị cầu xin để việc Chị được săn sóc này sinh ích cho ngài…Tôi tỏ hối tiếc vì không có những tư tưởng như thế, Chị trả lời tôi: “Chủ ý rõ ràng như vậy là điều không cần đối với một tâm hồn đã tận hiến cho Chúa. Con trẻ nằm gọn trong lòng mẹ hầu như bú sữa cách máy móc, nó không cảm thấy ích lợi của việc mình làm. Nhưng nó đã sống, đã phát triển! Nó có cần ý thức đâu!”. Chị còn bảo tôi: Một hoạ sĩ làm việc cho chủ, không cần mỗi lần đưa bút vẽ là mỗi lần nhắc lại: Tôi vẽ nét này cho ông chủ, tôi vẽ nét này cho ông chủ… Nhưng người hoạ sĩ đó bắt tay vào việc với ý định vẽ cho chủ, thế là đủ. Hồi tâm và hướng dẫn chủ ý mình là điều tốt, nhưng cần đừng gò ép tâm thần. Chúa nhân lành nhận ra những tư tưởng tốt đẹp và những chủ ý tinh tế nơi ta. Chúa là Cha và chúng ta là những con nhỏ của Người kia mà!”.
Chúa Giêsu không thể buồn phiền vì những việc chúng ta quấy rầy Ngài Tôi bảo Chị: - Em phải làm việc mới được nếu không thì Chúa Giêsu sẽ buồn chết… - Ồ không, chính chị buồn thì có! Chúa không thể buồn vì việc chúng ta quấy rầy Ngài37. Nhưng với ta, thì ta buồn biết bao nhiêu khi ta không dâng hiến cho Chúa như sức ta có thể. Thánh thiện mà không cần “lớn lên” Rất khiêm tốn, nên Chị Têrêsa Hài Đồng Giêsu “thấy mình không đủ sức leo hết chiếc thang xù xì trên đường thánh thiện”. Chị cũng cố tập sao cho càng ngày càng nên bé nhỏ để Chúa hoàn toàn đảm trách mọi việc Chị làm và bồng Chị trên tay như con trẻ thường được vậy trong các gia đình. Chị muốn nên thánh mà không cần “lớn lên” vì cũng như những vụng về nhỏ nhoi của trẻ em không làm phiền lòng cha mẹ, thì những sơ suất của những tâm hồn khiêm tốn cũng không xúc phạm tới Chúa nhiều lắm, và những điều họ lỗi lầm cũng không phải xét đoán nặng nề, như lời Sách Thánh: “Người ta tha thứ cho trẻ em vì thương hại”38. Do đó Chị thận trọng giữ mình kẻo ước ao cho mình là hoàn toàn và để cho chị em tưởng Chị còn kém cỏi, vì nếu Chị “khôn lớn” thì Chúa sẽ để chị bước đi một mình. Chị nói: “Trẻ em làm việc không để tạo cho mình một địa vị. Nếu chúng có ngoan thì để làm vui lòng cha mẹ. Cũng vậy, không được làm việc để trở nên những vị thánh, mà để làm vui lòng Chúa”. Hôn tượng Chuộc Tội cách nào Trong khi Chị đau yếu, vì tôi còn thấp kém nên hay phàn nàn về chuyện đó, Chị nói với tôi: - Chị hôn ảnh Chuộc Tội đi, hôn ngay đi! Tôi hôn dưới chân tượng. - Một em nhỏ có ôm hôn cha em như vậy không? Mau mau hôn trên mặt chứ! Tôi làm theo như vậy. - Và bây giờ thì phải để mình được ôm hôn đi! Tôi phải đặt tượng lên má. - Tốt lắm, lần này thì được xí xoá tất cả rồi.
Kỷ phần của những trẻ thơ “Ngày xưa Thầy Chí Thánh trả lời mẹ con ông Giêbêđê: ‘Ngồi bên phải và bên trái Ta là điều thuộc về những kẻ Cha Ta đã chọn’39. Em hình dung ra những chỗ đặc biệt này nếu không dành cho những vị đại thánh, các vị tử đạo thì đúng là dành cho các trẻ thơ rồi”. “Đavít đã chẳng tiên báo điều đó hay sao khi Ngài nói: Em út Bengiamin sẽ chủ toạ cộng đoàn (các thánh)”40. Người ta hỏi Chị xem chúng tôi phải cầu nguyện với Chị dưới danh hiệu nào khi Chị đã về Trời. Chị khiêm tốn trả lời: - Các chị sẽ gọi em là Têrêsa nhỏ.
Phó Thác Chị nói về tình yêu và lượng từ ái Chúa thì không bao giờ hết. Lòng trông cậy của Chị thật bất khả kháng. Nếu ngay từ thơ ấu Chị đã ước ao “nên thánh, một vị đại thánh” như Chị tuyên bố trong tập Tự Thuật41, thì điều Chị hoài bão là làm sao được tan biến trong những huân nghiệp vô tận của Chúa Giêsu. Chị nói chính những huân nghiệp đó là gia sản của Chị. Ngay cả những ước vọng cao xa nhất cũng không cho là táo bạo. Chị quả quyết không nên sợ hãi vì dám ước vọng nhiều, cầu xin nhiều với Chúa: “Trên đời có những người biết làm cho người ta mời mọc mình, biết len lỏi vào mọi nơi… Nếu ta xin Chúa điều gì mà Ngài không tính ban cho ta, thì Ngài cũng rất quyền phép giàu có, nên vì danh dự Ngài mà Ngài không nỡ từ chối ta và ban cho ta…”. Nhưng Chị không hề dùng lòng gan dạ thánh thiện này để xin những an ủi hay xin giảm bớt khổ cực bao giờ cả. Chị rất thận trọng trong khi xin những ơn thế tục. Chị tưởng là Chúa không từ chối Chị điều gì, và Chị thố lộ là Chị rất dè giữ “kẻo sợ Chúa phải buộc lòng nhận lời em xin”. Do đó khi Chị xin ân huệ hay an ủi nào, thì để làm vui lòng người khác và Chị còn nhờ Đức Trinh Nữ chuyển lời cầu xin thay Chị. Điều này Chị diễn tả - Cầu xin với Đức Trinh Nữ không giống như cầu xin với Chúa. Mẹ biết rõ điều Mẹ làm theo những ước muốn bé nhỏ của em, Mẹ hiểu điều nào phải nói, điều nào cần im lặng… Cũng chính Mẹ xem xét để khỏi ép buộc Chúa nhận lời em, có vậy Chúa mới thực thi tất cả theo thánh ý Ngài được. Về lời nguyền sẽ “làm nhiều việc lành trên dương thế sau khi chết”, Chị thêm điều kiện này: “Trước khi nhận lời ai kêu xin em, em sẽ cẩn thận nhìn lên ánh mắt Chúa xem em có xin điều gì trái ý Ngài không”. Chị lưu ý chúng tôi là tinh thần phó thác đó rập khuôn theo lời cầu của Đức Trinh Nữ tại tiệc cưới Cana, Mẹ chỉ nói: “Họ không còn rượu”42. Hay như Mátta và Maria: “Người Thầy yêu đang đau” 43. Các bà chỉ trình bày điều mình ước muốn mà không đưa ra lời xin, để Chúa Giêsu được tự do hành động.
Không theo chủ nghĩa vô vi Chị bước theo đường phó thác tới mù quáng và toàn diện, đường Chị gọi là “Đường Bé nhỏ” hay “Đường Thơ Ấu Thiêng Liêng”, nhưng không bao giờ Chị xao lãng việc cộng tác với Chúa. Vì coi đây là việc quan trọng, nên trót đời Chị đã thực hiện biết bao việc độ lượng và cao thượng. Đây là điều Chị tâm niệm và hằng chỉ bảo chúng tôi khi ở Nhà Tập. Có hôm tôi đọc những lời sau đây trong cuốn Đức Huấn Thiện: “Lòng từ ái sẽ ban cho mỗi người địa vị tuỳ huân nghiệp họ làm và tuỳ lương tri họ sử dụng”44. Tôi bảo Chị sẽ có địa vị tốt đẹp vì Chị đã lái con thuyền đời một cách tuyệt hảo. Nhưng tại sao lại tuỳ theo huân nghiệp họ làm? Chị liền hăng say cắt nghĩa để tôi hiểu tinh thần tín thác và trao phó toàn thân nơi Chúa cần được nuôi dưỡng bằng hy sinh. Chị bảo: “Chúng ta phải làm mọi việc có thể làm, cho không tính toán, bền tâm quên mình. Tóm lại, là tận sức thi hành một việc lành để chứng tỏ tình yêu. Nhưng thực ra những việc đó có đáng kể chi… Nên khi đã làm mọi việc ta tưởng là cần làm, thì ta phải thú nhận mình là đầy tớ vô ích 45 và hy vọng Chúa sẽ lấy độ lượng ban mọi điều ta mong muốn. Đó là điểm những tâm hồn bé nhỏ chạy trên đường thơ ấu hy vọng: Em nói là chạy chứ không phải an nghỉ đâu nhé!”.
Không xuống luyện ngục đâu Têrêsa luôn khắc sâu nơi tâm khảm tôi lòng tín thác khiêm tốn, đó cũng là lòng tín thác Chị đã đích thân sống mãnh liệt. Đây là khung cảnh tôi được hô hấp như khí trời vậy. Đêm Sinh Nhật năm 1894, tôi còn ở Nhà Tập và đã thấy trong giấy bài thơ Têrêsa tặng tôi nhân danh Đức Trinh Nữ. Bài thơ đó như sau: Si tu ne veux que son Amour. Si ton coeur,à Lui, s’abandonne Ij te fera régner un jour. Après la nuit de cette vie Tu verras son très doux regard; Et, là-haut, ton âme ravie Volera sans aucun retard”. “Giêsu sẽ kết triều thiên cho con, Nếu con chỉ muốn có Tình Yêu Ngài. Trong khi dâng mình cho Tình Ái Tuất Chúa, Chị đã kết thúc đoạn nói về lòng Chị yêu mến như sau: “Chớ chi cuộc tử đạo này sau khi đã chuẩn bị con ra trước Nhan Thánh Chúa, thì làm con được tắt thở và chớ chi hồn con được bay thẳng vào vòng tay Ái Tuất Chúa muôn muôn đời!”. Chị sống với tư tưởng đó và không bao giờ nghi ngờ rằng không thực hiện được cả. Chị say mê lời sau đây của Thánh Gioan Thánh Giá mà Chị coi như của Chị vậy: “Chúa càng muốn ban cho ta bao nhiêu, thì Ngài càng làm ta ước vọng bấy nhiêu”46. Chị đặt nền tảng niềm hy vọng sẽ không phải qua lửa luyện tội trên tinh thần Phó thác và trên Đấng Tình Yêu, đồng thời cũng không quên đức khiêm nhường là nhân đức đặc biệt của tinh thần trẻ thơ. Trẻ em yêu mến cha mẹ và không có một kỳ vọng nào ngoài điều muốn hoàn toàn nơi cha mẹ vì em thấy mình yếu đuối bất lực. Chị nói với tôi: “Có bao giờ người cha mắng con khi em đã biết thú tội không? Chẳng lẽ ông ra hình phạt ư? Không, nhất định không! Trái lại ông ôm con vào lòng!”. Dựa trên tư tưởng này, Chị nhắc tôi nhớ câu chuyện chúng tôi đã đọc hồi thơ ấu: Có một vị vua đi săn, Đức Vua rượt bắt con thỏ trắng mới bị bầy chó đánh hơi. Con thỏ thấy mình tới ngày tận số, nên thình lình đổi chiều và nhảy ngay vào trong tay vị đang săn mình. Vị này xúc động vì cử chỉ chứa chan phó thác ấy, nên không muốn xa lìa con thỏ trắng kia nữa, mà dành lấy việc chăm sóc nuôi dưỡng chú thỏ đáng thương đó. Rồi Chị bảo tôi: - Chúa sẽ xử với ta như vậy, nếu khi bị phép công thẳng đuổi bắt như bầy Chị thổ lộ với tôi: - Em đã có kinh nghiệm sau khi phạm lỗi, dầu là một bất trung nhỏ mọn, thì cũng làm linh hồn phải chịu trong một thời gian một sự khó chịu phiền muộn nào đó. Lúc ấy em bảo mình: ‘Con gái cưng của ta, đấy là hậu quả lỗi lầm con đó’ và em nhẫn nại chịu đựng để món nợ bé nhỏ được đền trả ngay. Nhưng trong niềm cậy trông này, Chị thấy chỉ những kẻ khiêm nhường và phó thác trong yêu mến mới đền trả thoả đáng phép công thẳng Chúa. Với những linh hồn này, Chị thấy họ không phải xuống Luyện Ngục vì Chị nghĩ rằng Cha trên trời sẽ đền bù tính phó thác của họ bằng cách ban cho họ ơn soi sáng trong giờ nguy tử, làm họ thấy những khốn nạn của mình mà sinh lòng ăn năn thống hối trọn vẹn, do đó mọi nợ nần đều được xoá bỏ hết. 8 Hội Đồng Dòng (Chapitre) là một tập thể gồm những Nữ tu hội đủ các điều kiện để hưởng quyền bầu cử cũng như được bầu vào những chức vụ trong Dòng (chú thích của người dịch). 9Thật ra Chị phải bỏ Nhà tập 3 năm sau khi khấn theo thói quen hồi đó, tức là vào tháng 9 năm 1893, nhưng dựa trên cách cắt nghĩa luật thử thời, người ta không nhận quá hai chị em trong cùng một gia đình vào Hội Đồng Dòng. Vì Mẹ Agnès de Jésus và chị Marie du Sacré Coeur đã ở trong Hội Đồng rồi, nên người em út các chị không ở Hội Đồng được, tuy theo luật thì Chị có quyền. Vì thế Chị không hề lên tiếng hay am dự Hội nghị. Được trao nhiệm vụ huấn luyện chị em Nhà tập dưới quyền Mẹ Bề trên là người mang danh Bề trên Tập viện, Chị đã sống với chị em như là “niên trưởng” của họ cho tới ngày Chị qua đời. 10 Gương Phúc Q.III, 49,7 11 Đó là bài thánh ca “Thiên thần chốn hoang địa” - L’Ange du Elésert - trong kịch bản “Trốn qua Ai Cập”, ngày 21.1.1896. 12 2 Cor 12,513 Đã rõ Chị Thánh không hề đồng ý việc chịu nhận mà không chiến đấu diệt trừ lỗi lầm luân lý, cho dầu nhỏ bé tới đâu. Chị coi thái độ đó như xâm hại tới quyền lợi Chúa. Chị cực lực phản đối thái độ sai lầm của phái vô vi (Quiétisme) (coi trang 53 của tập này). Chị sẽ sung sướng biết bao nếu được nghe những lời cương quyết của Đức Thánh Cha Piô XII trong Thông điệp ngày 23 tháng 12 năm 1949, trong đó Ngài than phiền vì có một số người coi tội lỗi chỉ là một sự yếu đuối, và coi yếu đuối như một nhân đức! Điều chị Têrêsa nhiều lần nhấn mạnh trong “Thuyết Ấu Nhi” (Petite Doctrine) của Chị là thụ tạo trước hết không được tin ở sức mình, dựa trên huân công cá nhân mình, trái lại phải tuyệt đối trông cậy vào ơn thánh siêu nhiên. Chỉ có sức thần trợ mới đủ khả năng hứng khởi, giúp đỡ cũng như làm các cố gắng nơi con người được triển nở và mang sinh lực lại cho thiện chí của ta. Hiểu biết chấp nhận và yêu mến cái bé nhỏ của mình không có nghĩa là đồng loã với tội lỗi, hay yên phận trong đó, mà đặt mình trong chân lý, gạt bỏ mọi ảo tưởng về bản thân và từ thẳm sâu của tình trạng khốnnạn đã được nhận định minh bạch đó, tâm hồn vang lên tiếng kêu cầu phó thác và băng mình vào Đấng Từ Bi Vô Biên. Tâm tình này rất hữu ích trong lúc bất lực, tinh thần suy kém, lúc bị cám dỗ, thử thách, cũng như bất toàn sa ngã vì sự giòn yếu của bản tính con người: Các chị em được Thánh Nữ nói với là những chị em thường quá chú trọng tới những yếu hèn tinh thần đó. Dự trên những đoạn văn khác của Chị Thánh, nhất là đoạn kết cảm động của tập Tự Thuật Chúa tờ 36 v0, người ta thấy rõ ràng tuy có những tiểu dị quan trọng, nhưng điều này cũng rất giá trị đối với những lỗi lầm
đã qua: Cho dầu chúng có nặng nề như tội phạm của người đàn bà Samaritana, như của thiếu phụ ngoại tình, của người trộm lành, hay như của người thiếu nữ tội lỗi trong hoang địa, thì ta cũng không thể yêu thích những lỗi lầm đó, mà phải hối hận và đề phòng kẻo tái hạm. Thay vì thất vọng hay kiêu kỳ phẫn nộ với mình, ta phải khiêm tốn lợi dụng hoàn cảnh đó, và thay vì tin ở mình thì ta tin ở Tình Yêu Từ Ái nhiều hơn, một lòng từ ái luôn thứ tha, nâng đỡ và ban phát chứa chan. Chị Têrêsa thêm vào đây lời bất hủ của Thánh Augustinô khi Ngài diễn giải và bổ túc cho tư tưởng thánh Phaolô: “Tất cả đều trở nên tốt hảo cho ai yêu mến Thiên Chúa, cho dầu tội lỗi cũng vậy”. |